Giáo Xứ Thuận Nghĩa
Xin kính chào mọi người!


1. Nguồn gốc :
Giáo xứ Thuận Nghĩa nằm dọc theo quốc lộ 1A, cách thành phố Phan Thiết 11 cây số, hình thành đầu năm 1956 vào dịp lễ Đức Mẹ Lộ Đức ngày 11.02 do linh mục Phêrô Nguyễn Linh quy tụ một số giáo hữu di cư gốc địa phận Vinh, phần đông là bà con Thuận Nghĩa.
Nhân số ban đầu khoảng 1.500 người, gồm Thuận Nghĩa, Yên Lưu, Tân Lập, Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Thuận Giang, Thanh Dã, Bột Đà, Trang Nứa, Yên Lý,… nhận Đức Mẹ Lộ Đức làm bổn mạng giáo xứ.
Xứ Thuận Nghĩa (PhanThiết) gồm 4 giáo họ còn muốn giữ lại tên quê quán của mình : Thuận Nghĩa, Thuận Thanh, Yên Lưu và Tân Lập. Nhưng sau khi tòa thánh Vatican tôn phong 117 Chứng nhân, ngày 01.09.1989 giáo xứ nhận Thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa làm bổn mạng thay Đức Mẹ Lộ Đức; đồng thời đổi tên các giáo họ : Thuận Nghĩa thành Phanxicô; Yên Lưu thành Micae, Thuận Thanh thành Giuse, Tân Lập thành Gioan.
Hằng năm, giáo xứ mừng kính bổn mạng Phê rô Vũ Đăng Khoa vào ngày 24.11. Cứ 5 năm một lần, các năm có số 0 và số 5 cuối, giáo xứ Thuận Nghĩa tổ chức đại lễ Giỗ Tổ, quy tụ bà con khắp nơi về họp mặt và cứ 10 năm 1 lần, hội ngộ giao lưu Thuận Nghĩa 2 miền Bắc, Nam tại xứ mẹ vào những năm có số 5 cuối.
Thời kì đầu, xứ Thuận Nghĩa nam thuộc giáo phận Sài Gòn rồi Nha Trang và từ năm 1975 đến nay thuộc giáo phận Phan Thiết.
Giáo Xứ Thuận Nghĩa hiện có khoảng 700 gia đình với 2.000 tín hữu thuộc giáo hạt Hàm Thuận Nam, nằm trên địa bàn thôn Dân Phú, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

2. Tình hình kinh tế, xã hội, tôn giáo :
Rời quê mẹ năm 1955, phần lớn bà con Thuận Nghĩa đinh ninh chỉ tạm cư ở miền Nam một thời gian, chờ ngày đất nước yên bình sẽ về lại quê cũ sinh sống. Cho nên nhiều năm đầu ở miền Nam không mấy ai chú tâm làm ăn.
Bà con ở Thuận Nghĩa – Phan Thiết chủ yếu làm nghề nông (95%, số còn lại 5% làm các ngành nghề khác như buôn bán, thợ mộc, thợ nề, thợ may, thợ máy,...). Do đất chật người đông, chất đất không màu mỡ nên dù cần cù, nhẫn nại bám đất, phần lớn vẫn chật vật. Bởi thế một số bà con lần lượt bỏ xứ ra đi. Số còn lại khoảng 1.800 người chấp nhận hoàn cảnh và có cơ hội tiếp tục canh tác trên số ruộng đất của những người ra đi nên một số gia đình có thêm các sản phẩm nông nghiệp.
Tuy đời sống kinh tế nói chung không mấy phát triển, nhưng tinh thần sống đạo tại đây khá cao.
Có thể nói những sinh hoạt tôn giáo ở Thuận Nghĩa bắc như thế nào thì Thuận Nghĩa – Phan Thiết giống như vậy và xem đây như truyền thống của con người Thuận Nghĩa xưa nay.
Về mặt xã hội, đội văn nghệ của xã Hàm kiệm chính là đội văn nghệ của Thuận Nghĩa làm nòng cốt.
Về mặt tôn giáo : 99% tín hữu công giáo người Thuận Nghĩa gốc địa phận Vinh.
Sau năm 1975, thời kì đầu có thể nói mức sống quay về 40 năm trước. Bà con lúc bấy giờ phải dùng đến cối xay, cối đạp, sàng sảy đã từng quên lãng một thời gian dài. Nhưng lần hồi, cuộc sống ngày càng cải thiện. Từ năm 2000 trở đi, nhờ có nước đập thủy lợi Ba Bàu ngăn suối chảy về, bà con nông dân phấn đấu tăng vụ lúa vụ màu, lập vườn điều, vườn cây ăn trái, đặc biệt là cây thanh long.
Ngoài ra, bà con còn trồng thêm hoa màu, gia tăng đàn gia súc, gia cầm. Nhờ đó cuộc sống đỡ chật vật và khấm khá hẳn lên.
.

5. Các linh mục quản xứ từ 1956 đến nay (2020)
-
Linh mục Phêrô Nguyễn Linh phụ trách từ 1956 đến 1961 có nhà nguyện đầu tiên mái tôn, vách ván. Năm 1958 nâng cao thành thờ tường gạch, mái tôn mang tước hiệu Mẹ Vô Nhiễm. Nhà xứ xây mái ngói có gác, trường học 3 lần xây dựng.
-
Linh lục Phê rô Nguyễn Văn Học phụ trách từ năm 1961 đến 1962, có linh mục GB Trần Thúc Định làm phó xứ. Nhà thờ được thay cửa bằng gỗ sao, lắp kính, có nhà để máy phát điện và hồ chứa nước mưa trong khu vực nhà xứ.
-
Linh mục Phê rô Thái Quang Nhàn quản xứ từ 1962 đến 1967, sửa sang cánh phải mặt tiền nhà thờ, xây trụ chống quanh tường nhà thờ, đào các giếng nước trong xứ.
-
Linh mục Giuse Hoàng Phượng, quản xứ từ 1967 đến 1972, xây trường Tiểu học tại khu vực nhà xứ, xây hội trường, xây tượng đài Đức Mẹ Fatima.
-
Thời linh mục Giuse Nguyễn Trọng Báu từ 1972 đến 1991 thay tôn mái nhà thờ. Trong thời gian cha Báu quản xứ có linh mục GB Hoàng Văn Khanh làm phó xứ (1967 đến 1978) và linh mục Giuse Đặng Đình Hoàng làm phụ tá (1978 đến 1980)
-
Linh mục Phê rô Nguyễn Văn Tiến quản xứ từ 1991 đến 1999 cùng với cộng đoàn xây lại nhà thờ mới kiên cố như chúng ta thấy ngày nay, xây tượng đài trái tim Đức Mẹ, làm nhà giáo lí, xây tường bảo vệ nhà thờ, nhà xứ, bê tông hóa khuôn viên nhà thờ và sửa sang đường sá trong xứ, làm lại tượng đài Đức Mẹ Fatima.
-
Thời linh mục Phê rô Nguyễn Huy Hồng chánh xứ từ 1999 đến 2004 xây dựng cơ sở Ký nhi, làm nhà sinh hoạt và xây nhà xứ mới.
-
Thời linh mục Stephano Lê Công Mỹ quản xứ từ 2004 đến năm 2010 , cha cho sơn lại nhà thờ, làm mới tiền sảnh, lắp thêm nệm lên bàn quỳ ,đào tạo giáo lý viên, cha tập những bài hát lễ, tổ chức sinh hoạt hè và đêm hội vui xuân với những trò chơi dân gian, hát Lô tô.
-
Thời linh mục Antôn Nguyễn Kiến Tú quản xứ từ 2010 đến 2018, xây lại phòng giáo lý, nhà xứ được dời ra mảnh đất gần mặt đường, cha tham gia dạy giáo lý và cấp bằng giáo lý Vào đời cho những em học hết 12. Cha cho san lại mặt bằng trên nền trường Tiểu học cũ và trồng nhiều cây xanh.
Hiện nay, linh mục chánh xứ Thuận Nghĩa là cha Gia-cô-bê Tạ Chúc thừa kế những di sản mà các vị tiền nhiệm để lại cũng như công sức của cả cộng đoàn tín hữu xây dựng nên Giáo xứ Thuận Nghĩa ngày nay; khi vừa mới nhập xứ được 1 tháng, cha cùng các vị Hội đồng mục vụ đi thăm hỏi từng gia đình của các giáo họ. Kêu gọi nhiều bạn trẻ tham gia phục vụ các đoàn thể như ca đoàn, ban truyền thông, ...Sau đó, cha cho xây lại cổng thành nhà thờ, đặt thêm tảng đá khắc tên giáo xứ phía trước. Sân bóng chuyền và cầu lông được xây nên, thu hút nhiều thanh niên và gia trưởng trong xứ cũng như xứ bạn vê tham gia. Cha rất năng nổ trong các phong trào văn nghệ và những ngày lễ, những kì sinh hoạt thường niên của các hội đoàn. Đặc biệt, cha cho làm mới Cung Thánh, sơn lại trần nhà, thay mái ngói, sơn sửa tháp chuông,....
Sắp tới, cha dự định làm lại Đài Đức Mẹ, sử dụng thêm nhiều nhạc cụ phục vụ cho việc hát lễ của ca đoàn,...
Bà con trong giáo xứ rất phấn khởi và vui mừng khi nhìn thấy khu Thánh Đường ngày càng khang trang, tươi mới. Nhiều hộ giáo dân đã ủng hộ tiền của và công sức, cùng cha thiết kế và thực hiện. Ai cũng hi vọng cha sẽ tiếp tục phát huy những thế mạnh vốn có của xứ đạo này và kế tục những công việc cần thiết của các vị tiền nhiệm chưa có điều kiện thực hiện.
Ngoài các linh mục quản xứ kể trên còn có 14 chủng sinh về đây giúp, trong số đó đã có 6 thầy thụ phong linh mục (Lm) :
Nguyễn Phúc Hải (Lm), Nguyễn Văn Ngụ (Lm), Hồ Văn Hưởng (Lm), Ngô Đình Long (Lm), Trần Hữu Duy (Lm), Dũng (Lm), Trần Đình Trúc, Nguyễn Hùng Tâm, Trần Văn Ngân, Nguyễn Thành Long, Tuấn, Thanh, Khôi, Thương.
Bổ sung : ………………………
HÌNH ẢNH CÁC LINH MỤC PHỤ TRÁCH XỨ THUẬN NGHĨA - PHAN THIẾT TỪ 1956 ĐẾN NAY (2020)
 |
 |
 |
Lm Pet Nguyễn Linh
1956-1961
|
Lm Pet Nguyễn Văn Học
1961-1962
|
Lm Pet Thái Quang Nhàn
1962-1967
|
 |
 |
 |
Lm Giuse Hoàng Phương
1967 – 1972
|
Lm Giuse Nguyễn Trọng Báu
1972 – 1991
|
Lm Pet Nguyễn VănTiến
1991- 1999
|
 |
 |
 |
Lm Pet Nguyễn Huy Hồng
1999- 2004
|
Lm TePhaNo Lê Công Mỹ
2005- 2010
|
Lm AnTon Nguyễn Kiến Tú
2010- 2018
|

Lm GiaCoBe Tạ Chúc
2018-2025

Lm Gioan Baotixita Nguyễn Hồng Uy
2025
Cha Phó
 |
 |
 |
Trần Thúc Định |
Hoàng Văn Khanh |
Đặng Đình Hoàng |
-
Ban Hành giáo – Hội đồng Mục vụ
Cộng tác với linh mục phụ trách và quản lí xứ đạo có Ban Hành giáo gồm những người có uy tín trong cộng đoàn giáo xứ :
Ban Hành giáo tiên khởi, nhiệm kì 1956 – 1965 :
-
Ông Gioan Nguyễn Hữu Đồng - Trưởng ban;
-
Ông Phêrô Nguyễn Cần (kiểm Cần) - Phó ban;
-
Ông Gioan Trần Khoan – Thư kí;
-
Ông Phaolô Phạm Quỳnh - Thủ quỹ.
Nhiệm kì II (1966 – 1973) :
-
Ông Gioan Trần Khoan - Trưởng ban;
-
Ông Phêrô Nguyễn Cần - Phó ban;
-
Ông Giuse Bùi Huy - Thư kí;
-
Ông Phaolô Phạm Quỳnh - Thủ quỹ.
Nhiệm kì III (1974- 1976) :
-
Ông Phanxico Lê Văn Mão- Trưởng ban;
-
Ông Phaolô Nguyễn Dụ - Phó ban;
-
Ông Giuse Trần Đức Tấn - Thư kí;
-
Ông Phêrô Nguyễn Tịnh - Thủ quỹ;
-
Ông Giuse Trần Hoan - Uy viên Phụng vụ
Nhiệm kì IV (1976 – 1985)
-
Ông Giuse Chu Khắc Ninh - Trưởng ban;
-
Phêrô Lê Tùng Thư - Phó ban;
-
Ông Giuse Bùi Xuân Hiền - Thư kí;
-
Ông Phaolô Nguyễn Giáo - Thủ quỹ;
-
Ông Giuse Nguyễn Quyền - Ủy viên Phụng vụ.
Thời kì này có nhiều biến động : Ông trưởng ban Chu Khắc Ninh vắng lâu ngày, ông Lê Tùng Thư thay làm Trưởng ban Hành giáo. Đến năm 1985 ông Lê Tùng Thư dời cư thì ông Trần Văn Cảnh thay thế một thời gian. Gần cuối nhiệm kì, ông Trần Công Minh thay ông Trần Văn Cảnh cho tới khi trao công việc lại cho ban mới.
Nhiệm kì V (1986 – 1995) :
-
Ông Giuse Nguyễn Quyền – Trưởng ban;
-
Ông Phê rô Lê Tứ - Phó ban kiêm Thư kí;
-
Bà Anna Trần Thị Thế - Thủ quỹ;
-
Ông Giuse Lê Toàn Thắng - Ủy viên xã hội;
Nhiệm kì VI (1995 – 1998) :
-
Ông Giuse Lê Toàn Thắng – Trưởng ban;
-
Ông Phêrô Lê Tứ - Phó ban kiêm Thư kí;
-
Ông Phanxico Nguyễn Ngọc Hoàng – Thủ quỹ;
-
Ông Phanxico Trần Quý - Ủy viên Phụng vụ;
-
Ông Phê rô Hồ Hữu Tâm - Ủy viên xã hội.
Lễ giỗ thánh Phê rô Vũ Đăng Khoa lần thứ 157 tại xứ Thuận Nghĩa năm 1995 do Đức cha Huỳnh Văn Nghi, giám mục Phan Thiết chủ tế. Đoàn rước đang tiến vào nhà thờ.
Nhiệm kì VII (1998 – 2002)
-
Ông Phê rô Bùi Xuân Mùi – Trưởng ban
-
Ông Phanxico Nguyễn Ngọc Luyện – Phó ngoại kiêm Thư kí;
-
Ông Phanxico Trần Quý, Phó nội kiêm Phụng vụ;
-
Ông GB Ngô Quang Nhiên – Thủ quỹ;
-
Ông Phanxico Đinh Đức Trinh - Ủy viên xã hội
Bổ sung nhiệm kì VIII; IX,X
-
Đoàn thể và các giới
-
Thiếu nhi Thánh thể
-
Legio Marie (ba ngành)
-
Phan Sinh tại thế ( dòng Phanxico)
-
Gia trưởng Công giáo
-
Hội các Bà Mẹ Công Giáo
-
Giáo lý viên (nhóm)
-
Lời Chúa (nhóm)
-
Ca đoàn Cecilia
-
Ca đoàn Hiển Linh
-
Ca đoàn Ấu Nhi
-
Hội Tobia (phụ trách mai táng)
-
Họ Thánh Phêrô Khoa.
Năm 1957, lễ Giỗ thánh Vũ Đăng Khoa lần thứ 157 tại nhà thờ Thuận Nghĩa (Phan Thiết). Dịp này, Ban Giỗ Tổ Miền Nam tố chức cho bà con đồng hương về thăm quê.
III. NỖI LÒNG CỦA NHỮNG NGƯỜI CON THUẬN NGHĨA XA QUÊ
Với Thái Anh, thì “Vẫn tin còn một chốn về” và ước …:
Quê nhà ai nhắc trong ta
Màu trời ai nhuộm mà ra nỗi lòng
Chưa xuân cũng sắc Lam – Hồng
Chiều sao mà nhớ điệp trùng quê ta
Ừ thì – sợi khói bôn ba
Quê xa là bởi đường xa khôn về
Thì xin ngút nỗi niềm quê
Vịn mây viễn xứ - tình về cố hương
Ừ thì – chiếc lá giọt sương
Thu bay gió cuốn – ngược nguồn xa quê
Vẫn tin còn một chốn về
Để hòng ngấn lệ sầu tê đuối lòng
Cầm bằng hạt sỏi đầu thung
Thì lăn tăn đến kiệt cùng với quê
Xa lâu ước một đêm về
Gối đầu Đất Mẹ vỗ về trăm năm.
Còn Nguyễn Quyền thì luôn thao thức và…nhớ :
Quê hương – lòng mẹ bao la
Lời ru tiếng hát đượm đà tình thương
Dù cho phiêu bạt muôn phương
Lòng tôi nhớ mãi đồng hương xóm làng.
Thánh đường cổ kính trăm năm
Là nơi họp mặt chiên ngoan sớm chiều
Tình thương Chúa Mẹ cao siêu
Ban cho con cái bao điều bình an.
Nhà trường, nhà xứ khang trang
Nhà Vuông, Mộ Thánh dân làng dựng xây
Hai bốn, mười một tháng đây
Cháu con sum họp nhớ ngày Giỗ Cha
Trường trung, tiểu Vũ Đăng Khoa
Là nơi đào tạo tinh hoa cho đời
1 A quốc lộ chạy dài
Lũy tre bao bọc hàng ngoài xanh xanh
Dòng sông Thái uốn lượn quanh
Giếng trên giếng dưới ngọt làn nước trong
Mênh mông xanh mướt cánh đồng
Mùa – Chiêm hai vụ no lòng dân quê
Đường tàu, khe, rú, bờ đê
Nơi đây đượm nét thôn quê thanh bình
Con dân ngoan đạo hiền lành
Cầ cù, nhẫn nại, chân tình, đáng yêu
Xa quê thao thức sớm chiều
Người xưa cảnh cũ còn nhiều vấn vương
Quê hương ơi ! Nhớ vô cùng
Mong về hội ngộ cho lòng bớt đau…
Và Trần Văn Phương cũng…nhớ :
Mới hôm nào tôi rời xa quê mẹ
Đêm trăng vàng khoan nhặt tiếng chày khuya
Ụ rơm thơm – sương khói đầm đìa
Thanh thản bờ đê – trâu gặm cỏ
Gió rét căm căm mùa đông nhớ
Cánh đồng lúa chín nặng trĩu bông
Vương hương cơm nếp mới thơm lừng
Quanh xóm nhỏ - trẻ nô đùa tíu tít.
Xuân về chợ - mẹ sắm sanh áo Tết
Cha ngồi canh bánh tét thâu đêm
“Ba mươi”- quanh bếp lửa thòm thèm
Hoa đào nở hồng – khoe xuân biếc.
Nhớ tuổi thơ nhú lên từ đất
Công trời ơn bể - mẹ nuôi con
Quê hương dòng máu đỏ như son
Chim viễn xứ - hướng trời cao không mỏi.
Nhà Vuông Thuận Nghĩa. Ảnh chụp năm 1937
Không chỉ có những vần thơ nhớ nhung như trên, mà còn có cả cung nhạc rộn rã của những con người xa quê như Tùng Ngân (1) dưới đây. Cho dù đi đâu, ở đâu cũng luôn nhớ quê, khi :
-
Tùng Ngân : là bút danh của Linh mục Trần Ngân, Đan viện phụ dòng Xi tô Phước Lý. Nhạc phẩm Nhìn về quê hương tác giả sáng tác năm 1969 lúc đang du học tại Fribourg – Thụy Sĩ.