SlideShow chính
SlideShow chính

Lễ hai thánh Tông Đồ: Phê-rô và Phao-lô

29/06/2023 79 lượt xem

LỄ THÁNH PHÊ-RÔ VÀ THÁNH PHAO-LÔ (29/6)

Hôm nay, Giáo hội suy tôn hai con người “ siêu mẫu”, hai hình ảnh tuyềt vời của lòng yêu mến Chúa,  sự tín trung phục vụ cho Giáo hội của Đức Ki-tô. Thế nhưng, không ai mà không thấu hiểu được những “vết đen”, mà chính trong cuộc đời của các Ngài đã trải qua. Đắng xót và cảm thương, day dứt khôn lường, nhưng cũng từ đó mỗi người mới có thể nhận ra tình thương của Thiên Chúa, và lòng thứ tha của Ngài lớn lao biết dường nào.

Thánh Phê-rô

Nhiệt huyết, cá tính, là một ngư phủ, xuất thân ở biển hồ Ga-li-lê-a. Được Chúa gọi và tin tưởng trao chìa khoá ngư phủ cho Ngài. Vốn là một con người chân thật, luôn phản ứng nhanh, và mau lẹ đưa ra các câu trả lời thay mặt cho các anh em khác. Lòng yêu mến của Ngài dành cho Thầy Giê-su phải nói là không đo lường được. Đức Giê-su đã trắc nghiệm sau khi Phục sinh. Thế nhưng ít ai ngờ rằng, Phê-rô đã vấp phạm trong hồi thương khó của Chúa. Với ba lần chối chúa, ba lần sa ngã và nhờ những giọt lệ lăn dài trên đôi gò má mà Thánh nhân đã trở lại. Về phần mình, Đức Giê-su vẫn yêu mến và tha thứ cho Phê-rô, qua ánh mắt đầy thông cảm. Phê-rô hiểu ý Thầy.

Sau khi đã được Chúa trao ban sứ vụ, Phê-rô trở thành viên đá sống động, xây dựng toà nhà kiên cố là Giáo hội Chúa cho đến ngày thế mạt.

Thánh Phao-lô

Ngược lại với bạn, Phao-lô biết Chúa hơi muộn màng, vốn là con người có học, thông minh xuất thân từ gia đình có thế giá tại Tác-xê. Phao-lô là một biệt phái thực thụ, đã sẵn sàng lên Giê-ru-sa-lem để bách hại các Ki-tô hữu. Sự hăng hái của Phao-lô được tượng trưng cho một thanh gươm luôn cầm sẵn trong tay. Giết chết những người theo đạo, nhận chiếu chỉ của các Hoàng đế ghét đạo. Phao-lô trở nên nỗi sợ hãi cho những Ki-tô hữu trong thời kỳ sơ khai, khi Giáo hội còn trong trứng nước. Rồi điều kỳ lạ đã xảy ra. Sao-lê chính cái tên mà Chúa Giê-su đã đổi lại thành Phao-lô khi gặp Ngài trên con đường đi Đamas. Cuộc hoán đổi lịch sử đã đổi thay 180 độ con người Phao-lô. Thánh nhân trở lại đạo, chịu Thanh tẩy và trở nên một Tông đồ lừng danh chẳng thua kém gì bạn Phao-lô.

Ngày nay, pho tượng của hai vị thánh trước đền thờ Phê-rô được phân biệt một cách tiêu biểu: Phê-rô với chùm chìa khoá trên tay, tượng trưng cho quyền cai quản Giáo hội Chúa. Phao-lô với thanh gươm trên tay không phải là bạo lực mà là chiến đấu để gìn giữ Hội thánh thoát khỏi ba thù của thế gian. Quả cuộc đời của hai Thánh nhân như là một sứ điệp gọi mời mỗi người hãy đứng lên, hãy vững tâm, vì Thiên Chúa là niềm hy vọng cho hết thảy chúng ta.

Lm Giacobe Tạ Chúc

 

 

 

Bài viết mới nhất
  • Thánh Lễ Nhậm Chức Tân Quản Xứ , Cha Gioan Baotixita Nguyễn Hồng Uy

    Thánh Lễ Nhậm Chức Tân Quản Xứ Giáo Xứ Thuận Nghĩa - Cha Gioan Baotixita Nguyễn Hồng Uy vào lúc 09:00 thứ tư ngày 27-2-2025.
  • Trại Hè Thiếu Nhi Giáo Xứ Thuận Nghĩa

    Ngày thứ năm , 25/7/2024, vào lúc 8g00 tại khuôn viên giáo xứ Thuận Nghĩa, trại hè Thiếu nhi Thánh thể giáo xứ Thuận Nghĩa đã diễn ra với chủ đề: “Hiệp hành với Chúa Giê-su”. Với sự hiện diện của: Cha Quản xứ, cha phó, quý Thầy, quý Sơ, các anh chị Huynh trưởng, và 240 em thiếu nhi trong giáo xứ Thuận Nghĩa.
  • Họp Mặt Giới Hiền Mẫu Giáo Xứ Thuận Nghĩa

    Vào chiều chúa nhật, ngày 25.8.2024, hơn 200 chị em Hiền mẫu thuộc giáo xứ Thuận Nghĩa đã tham dự ngày họp mặt giao lưu và tham dự thánh lễ mừng kính Thánh nữ Mônica – Bổn mạng Giới Hiền Mẫu.
  • Suy niệm Chúa nhật XVI Năm A

    hiện và ác luôn song song tồn tại trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Thiên Chúa để cho cỏ lùng mọc chung với lúa, kẻ xấu sống chung với người tốt. Chúa chấp nhận tình trạng vàng thau lẫn lộn. Ngài nhẫn nại với tội nhân, không muốn kẻ gian ác phải chết nhưng muốn nó ăn năn trở lại và được sống (Ed 18, 23). Cỏ lùng chẳng bao giờ thành lúa được, nhưng người xấu có thể hoán cải nên người tốt, tội nhân có thể thành thánh nhân. Sự thánh thiện của Thiên Chúa ở chỗ bao dung và chờ đợi.
  • Suy niệm Chúa nhật XV Năm A Mt 13, 1-23

    Thiên Chúa là Đấng thật hào phóng khi thực thi những quyết định của mình, trên con cái loài người. Thật vậy dụ ngôn người gieo giống được trình bày cho chúng ta thấy, lòng quảng đại của Thiên Chúa thật vĩ đại biết bao:
  • (Suy niệm Tin mừng Chúa nhật 14 thường niên năm A) Mt (11, 25-30)

    Đức Giê-su là Vua vũ trụ vạn vật. Ngài đến không chủ trương bạo động, nhưng là bất bạo động. Ngài không mang quân đội, gươm giáo, hay vũ khí để hủy diệt. Ngài chỉ mang bình an, tình yêu và sự khiêm hạ. Vị vua ngồi trên lưng lừa con tiến vào thành Giê-ru-sa-lem, là một hình ảnh của lòng khiêm nhường thẳm sâu. Ai theo Ngài thì hãy học gương sống khiêm nhu, nhân ái, nhẫn nại và phục vụ.
© Copyright 2020. Bản quyền thuộc về Giáo Xứ Thuận Nghĩa
Đang trực tuyến: 0
Tổng truy cập: 98725
Lên top
084 581 5373
Top